<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=851756233793609&ev=PageView&noscript=1" />

Trademark là gì? 4 quyết định liên quan đến nhãn hiệu bạn đừng bỏ qua

Trademark là gì? 4 quyết định liên quan đến nhãn hiệu bạn đừng bỏ qua
Admin
04-03-2024
Mục lục

Khẳng định quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ thương hiệu là điều vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Trong vấn đề này có rất nhiều khái niệm và yêu cầu cần thiết mà nhiều doanh nghiệp chưa biết. Vậy Trademark là gì? Bạn đã thực sự hiểu định nghĩa này để phát triển doanh nghiệp đúng cách và xây dựng chiến lược marketing đúng hướng. Hãy cùng blog Biglead tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Trademark là gì?

Nhãn hiệu tiếng anh là gì? Nhãn hiệu hay còn được biết đến với tên là Trademark được ký hiệu bằng biểu tượng nhãn hiệu TM hoặc bằng biểu tượng đăng ký liên bang ® nếu đơn đăng ký thực tế đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) chấp thuận. Sau khi đăng ký nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ thì cùng một biểu tượng hoặc một loạt các từ không thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào khác, miễn là nó vẫn còn được sử dụng và giấy tờ hợp lệ và lệ phí được thanh toán. Nhiều người thắc mắc rằng nhãn hiệu ra đời từ năm nào? Và thực chất Trademark là gì? Hãy cùng đọc tiếp.

Trademark là gì?

Thời hạn của Trademark là gì?

Trademark không có thời gian kết thúc. Nhãn hiệu thường đồng nghĩa với tên thương hiệu. Hoặc thiết kế được áp dụng cho doanh nghiệp/ sản phẩm của doanh nghiệp, cũng có thể được sử dụng cùng với dịch vụ. Hiểu được nhãn hiệu là gì sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp để có được lợi thế vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp sau này.  

Không giống như các bằng sáng chế, được cấp trong thời gian 20 năm, các nhãn hiệu không bao giờ hết. Các công ty cần phải áp dụng cho họ và nhận được xác nhận quyền sở hữu với Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ để yêu cầu bảo vệ khỏi “copycats”.

Theo thời gian, nhãn hiệu trở nên đồng nghĩa với tên công ty, do đó bạn thậm chí không cần phải nhìn thấy tên để nhận ra một doanh nghiệp cụ thể.

Vậy Trademark là gì, nó có vao trò như thế nào đối với thương hiệu. Nhãn hiệu thường đồng nghĩa với tên thương hiệu hoặc thiết kế được áp dụng cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp hoặc được sử dụng cùng với dịch vụ. Hiểu được nhãn hiệu là gì sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp để có được lợi thế vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp sau này. Giúp doanh nghiệp cạnh tranh dễ dàng trên thị trường. 

Các dấu hiệu và lợi ích của của việc đăng ký Trademark là gì?

Sau khi hiểu được Trademark là gì thì những dấu hiệu của nhãn hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận biệt và đó là cơ sở để chỉ ra rằng thương hiệu này đã được xác nhận quyền sở hiệu. Các công ty sử dụng một trong bốn biểu tượng sau:

  • Trademark – ™: Sử dụng biểu tượng thương hiệu sau khi một logo hoặc cụm từ cảnh báo đối thủ cạnh tranh mà bạn đã tuyên bố biểu tượng này hoặc cụm từ như của riêng bạn.
  • Registered – ®: Chỉ các nhãn hiệu đã được Văn phòng nhãn hiệu chính thức cấp mới có thể sử dụng ký hiệu ®, viết tắt của nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Service Mark – ℠: Các công ty bán dịch vụ, chứ không phải sản phẩm, có tùy chọn sử dụng biểu trưng nhãn hiệu dịch vụ.
  • Copyright – ©: Biểu tượng thường dùng để tuyên bố đối tượng nào đó đã được đăng ký bảo hộ độc quyền.

Các biểu tượng đăng ký Trademark

Cách đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Như đã nêu trước đây, một người có thể giữ quyền đối với một nhãn hiệu mà không cần đăng ký với USPTO, nhưng việc đăng ký có những lợi thế nhất định. Nếu bạn quan tâm đến cách đăng ký nhãn hiệu của mình, bạn có thể dễ dàng thực hiện trực tuyến với Hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu của USPTO. Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng hơn.

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ cần phải bao gồm:

  • Tên của người nộp đơn.
  • Tên và địa chỉ liên lạc giữa người nộp đơn và USPTO.
  • Một mô tả hoặc bản vẽ của nhãn hiệu.
  • Danh sách hàng hóa và / hoặc dịch vụ sẽ được liên kết với nhãn hiệu.
  • Phí nộp hồ sơ.
  • Quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu khá đơn giản. Nó có thể được thực hiện trực tuyến thông qua Hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu và chi phí dao động từ 225 đô – 325 đô.'

Xem thêm: Bí quyết kinh doanh trên mạng xã hội hiệu quả nhất

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu là gì

Khi đã hiểu được khái niệm Trademark là gì thì chúng ta sẽ hình dung ra lợi ích của Trademark là gì. Nhãn hiệu đem đến cho doanh nghiệp một lợi ích không nhỏ, ngày nay khi các doanh nghiệp Việt nhận thức tầm quan trọng của vấn đề nhãn hiệu thì đây như là “lá chắn” và là đòn bẩy để các doanh nghiệp yên tâm phát triển cho doanh nghiệp của mình.

Khi sản phẩm doanh nghiệp đã có quyền sở hữu, chủ sở hữu nhận được 3 lợi ích chính:

  • Thông báo yêu cầu bồi thường cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác nghĩ đến việc sử dụng nhãn hiệu của người khác. Hay nói cách khác là ăn cắp thương hiệu. 
  • Một giả định pháp lý về quyền sở hữu, có thể giúp chống đỡ người dùng. Góp phần trong việc chống hàng giả, hàng nhái của quốc gia. 
  • Độc quyền sử dụng nhãn hiệu được xác nhận quyền sở hữu. 

Đăng ký nhãn hiệu có lợi ích gì?

Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu

Quyết định về người đứng tên thương hiệu

Trademark là gì là một yếu tố để chúng ta quyết định người đứng tên thương hiệu. Người sản xuất có nhiều cách để lựa chọn về người đứng tên nhãn hiệu và sản phẩm có thể được tung ra với nhãn hiệu của người sản xuất. Hoặc nhà sản xuất sẽ bán sản phẩm cho trung gian và trung gian đó có thể đặt nhãn hiệu riêng, đây còn được xem như nhãn hiệu của nhà phân phối.   Nhà sản xuất cũng có thể để một phần mang nhãn hiệu của mình và một phần mang nhãn hiệu của nhà phân phối.

Tuy nhiên, ở một số nước phát triển thì những người bán buôn, bán lẻ cũng đã tạo ra nhãn hiệu riêng của họ. Một điều nữa là sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối sẽ có giá thấp hơn so với sản phẩm có nhãn hiệu của nhà sản xuất, chính vì thế sẽ thu hút được đối tượng khách hàng thu nhập thấp. 

Quyết định về chọn tên nhãn hiệu

Nhà sản xuất khi chọn tên nhãn hiệu cần lưu ý những cách đặt tên nhãn hiệu theo những chiến lược sau:

  • Tên nhãn hiệu cá biệt
  • Tên chung cho các sản phẩm
  • Tên riêng cho các sản phẩm
  • Tên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp đi với tên cá biệt sản phẩm

Chiến lược về tên của nhãn hiệu đều có mặt lợi và mặt hại khác nhau với nhà sản xuất. Chính vì thế cần căn cứ vào thị trường mục tiêu, đặc điểm doanh nghiệp để có được quyết định đúng hơn. Hiểu được trademark là gì? nhãn hiệu là gì thì sẽ biết được lựa chọn tên nhãn hiệu là một công việc không hề dễ dàng và đơn giản. Hơn nữa còn rất phức tạp do tầm quan trọng của nhãn hiệu.

Chính vì thế bạn hiểu rõ bản chất của Trademark là gì và cẩn trọng trước khi quyết định đặt tên nhãn hiệu. Các hãng lớn trên thế giới thường sử dụng cách này trước khi lựa chọn tên nhãn hiệu đó là:

  • Xác định mục tiêu cho nhãn hiệu
  • Tạo danh sách tên nhãn hiệu sử dụng được
  • Lựa chọn nhãn hiệu để thử nghiệm
  • Thử nghiệm và thu thập phản ứng của người dùng về nhãn hiệu được xác lập
  • Kiểm tra các nhãn hiệu đã lựa chọn có thể đăng ký bảo hộ hay không
  • Lựa chọn tên phù hợp làm tên nhãn hiệu

Để có được tên nhãn hiệu tốt thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Nhãn hiệu nói lên được lợi ích và chất lượng của sản phẩm
  • Dễ nhận biết, dễ nhớ
  • Độc đáo
  • Có thể dịch được sang đa ngôn ngữ
  • Có thể đăng ký bảo hộ từ pháp luật

Những điều cần biết khi chọn tên nhãn hiệu

Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Khi triển khai nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất cần lựa chọn chất lượng và thuộc tính để hỗ trợ việc định vị nhãn hiệu trong thị trường một cách chính xác nhất. Chất lượng là yếu tố quan trọng của người làm marketing. Sau đó đến hình thức bao bì sản phẩm. 

Hiện nay, các nhãn hiệu đều được xếp theo các mức độ từ thấp đến cao như: Thấp, trung bình, cao, hảo hạng. Chất lượng nhãn hiệu càng cao thì lợi nhuận càng lớn, tuy nhiên các thương hiệu hiện nay đều tập trung vào chất lượng cao thì chiến lược này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khái niệm Trademark là gì sẽ là điểm tựa để chúng ta hiểu được lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp. Để có cách làm nâng cao chất lượng của nhãn hiệu cũng như thương hiệu trên thị trường. 

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

Dựa vào khái niệm Trademark là gì là một yếu tố để chúng ta quyết định người đứng tên thương hiệu, chúng ta có thể chia có bốn chiến lược nhãn hiệu doanh nghiệp bao gồm:

Mở rộng loại sản phẩm

Doanh nghiệp có thể mở rộng sản phẩm bằng cách thêm những mặt hàng mới cùng tên nhãn hiệu. Các mặt hàng này có hình thức mới, hoặc hương vị cũng như kích thước bao bì khác nhau. Thông thường các hoạt động phát triển sản phẩm chính là mở rộng sản phẩm vì năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn thừa để giúp đáp ứng mong muốn khách hàng về sự đa dạng chủng loại sản phẩm. Mở rộng sản phẩm cũng có thể gặp những khó khăn và rủi ro như khiến nhãn hiệu mất đi ý nghĩa đặc biệt của mình.

Ngoài ra cũng có thể gây thiệt hại về kinh doanh do không đảm bảo chi phí phát triển và các ưu đãi hay khuyến mãi.

Mở rộng nhãn hiệu

Mở rộng nhãn hiệu thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tung ra sản phẩm mới hoặc các cải tiến sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải hiểu được Trademark là gì và vai trò của nó với doanh nghiệp để triển khai phần này được tốt hơn. 

Ví dụ: Honda sử dụng tên doanh nghiệp của mình để mở rộng sản phẩm từ oto, xe máy, máy bơm nước,… Điều này giúp honda tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo cho nhãn hiệu mới. Ngoài ra còn khiến thị trường chấp nhận nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nhãn hiệu đó phải làm thỏa mãn được khách hàng  để gây được thiện cảm với khách hàng.

Mở rộng nhãn hiệu khi doanh nghiệp muốn nâng cấp sản phẩm hoặc giới thiệu sản phẩm mới

Sử dụng nhãn hiệu mới

Doanh nghiệp muốn tung ra thị trường những sản phẩm mới nhưng nhãn hiệu họ đang sử dụng không thích hợp thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng một nhãn hiệu mới hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét lại các nhãn hiệu của mình để xem việc lập nhãn hiệu mới có phù hợp không, chi phí lập nhãn hiệu như thế nào, có thể bù đắp và sinh lời hay không để tránh rủi ro không đáng có.

Quyết định tái định vị nhãn hiệu

Việc tái định vị nhãn hiệu có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu được Trademark là gì. Sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của  sản phẩm đó hoặc chỉ cần thay đổi hình ảnh là được. Khi tái định vị một nhãn hiệu sản phẩm, người làm marketing cần cẩn thận, tránh làm mất hết lòng tin và trung thành của khách hàng cũ. Bởi như vậy thì họ mới giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới.

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu so với thương hiệu trong Trademark là gì?

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm khiến nhiều người sẽ bị nhầm lẫn. Đôi khi tưởng đó là một. Thế nhưng về mặt bản chất nó là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trước hết cần hiểu Trademark là gì để có được cái nhìn rõ nhất và sắc nét về bản chất của khái niệm này cũng như so sánh được hai khái niệm để phân biệt được sự khác nhau. Rất nhiều người sử dụng sai lầm khi áp dụng “nhãn hiệu” và “thương hiệu” thay thế cho nhau.

Vì chúng có những đặc điểm khác biệt rất quan trọng. Khi xem xét hai khái niệm này, hãy nhớ quy tắc “tất cả nhưng không phải tất cả”. Tất cả nhãn hiệu là thương hiệu, trong khi không phải tất cả thương hiệu đều là nhãn hiệu.

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

Để nhân biết sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Chúng ta cần đọc lại khái niệm Trademark là gì đã nêu ở phần đầu. Ở dạng đơn giản nhất, thương hiệu là hình ảnh của bạn. Đó là những gì công chúng nhìn thấy và suy nghĩ về công ty của bạn. Nhãn hiệu là một khía cạnh cụ thể của thương hiệu của bạn có sự bảo vệ pháp lý vì nó là một mã định danh duy nhất cho bạn. Nhãn hiệu có thể là các từ hoặc cụm từ cụ thể, chẳng hạn như “slogan” là một phần quan trọng trong thương hiệu của công ty bạn. 

Chúng có thể là trang phục thương mại hoặc kết hợp các tính năng được sử dụng để nhận dạng bạn. Đơn cử như biểu tượng, kết hợp cụ thể về màu sắc, hình dạng và bố cục thiết kế hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác của thương hiệu. Định nghĩa nhãn hiệu nằm trong thương hiệu. Nhãn hiệu là một khái niệm hết sức đơn giản và dễ phân biệt đối với mọi người. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ đúng về Trademark là gì bạn sẽ sử dụng sai cách trong chiến lược marketing thương hiệu. Bạn cần phải hiểu được trademark là gì và sau đó biết được “quyền năng” của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp. Như một bộ áo giáp để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rào cản và rắc rối về mặt pháp lý khi sản phẩm được tung ra thị trường.

Ngay tại Việt Nam, có rất nhiều trường hợp về vấn đề nhãn hiệu làm công ty điêu đứng. Chính vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang dần quan tâm làm nhãn hiệu và thương hiệu để tạo ra “lá chắn” tốt nhất yên tâm để doanh nghiệp phát triển. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn biết thêm một bài học marketing quý giá để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tốt hơn.

Sử dụng phần mềm Biglead để khẳng định thương hiệu tốt hơn.

Một điều mà chúng tôi đang quan tâm đó là làm thế nào để thương hiệu của bạn nhận được sự mến mộ và ủng hộ của khách hàng. Ngoài việc khằng định thương hiệu qua quyền sở hữu trí tuệ trên vai trò của nhà sản xuất. Bạn phải làm gì để sản phẩm mình sản xuất ra được công chúng đón nhận trong tâm khảm. Chúng tôi muốn nhấn mạnh vào việc CSKH của doanh nghiệp bạn. Việc CSKH vô cùng quan trọng, nếu bạn không làm tốt dần dần bạn sẽ mất đi vị thế cạnh tranh trên thương trường. Và dù là sản phẩm của bạn đã được chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ thì doanh thu vẫn thấp. Hãy yên tâm, vì chúng tôi đã kịp thời cho ra đời phần mềm Biglead - chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng đa kênh vô cùng chuyên nghiệp. Biglead sẽ giúp bạn làm những công việc sau:

  • Quản lý tập trung comment, inbox từ Fb, Zalo, Instagram, Tiktok,...
  • Trả lời tự động, ẩn bình luận tuỳ chỉnh nhiều cấp độ

Trả lời hoặc nhắn tin tự động theo kịch bản

  • Quản lý theo dõi đơn hàng thời gian thực
  • Quản lý khách hàng theo danh sách gắn thẻ.
  • Theo dõi và kiểm tra hiệu quả của bán hàng, chiến dịch quảng cáo
  • Tích hợp công cụ re-marketing (auto-inbox, auto-check SĐT) giúp tiết kiệm thời gian nhắn tin.
  • Cung cấp bộ báo cáo bán hàng, kho, doanh thu và chi phí giúp bạn kiểm soát tốt việc bán hàng.
  • Cung cấp API cho các doanh nghiệp đang có sẵn CRM muốn kêt nối doanh nghiệp với các khách hàng online.

Với những tính năng này, Biglead sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí CSKH. Giúp tăng đơn hàng, tăng lợi nhuận, được nhiều người biết đến hơn. Thương hiệu của bạn sẽ phát triển bền vững trên thị trường, khẳng định thương hiệu mạnh mẽ hơn. Hãy liên hệ ngay: 0982.442.109 để nhận và sử dụng bộ công cụ hữu ích này. Xem rõ hơn về Biglead tại đây nhé. 

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Cơn lốc Temu khuấy đảo thế giới
Cơn lốc Temu khuấy đảo thế giới

Mới 2 năm hoạt động, sàn bán hàng online giá rẻ xuyên biên giới Temu nhanh chóng phủ 70 thị trường, giá trị giao dịch năm nay gần 30 tỷ USD. Đầu tháng 8, Colin Huang (44 tuổi), Nhà sáng lập công ty thương mại điện tử PDD Holdings, trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Ông duy trì vị trí đó đến nay, tài sản 50,8 tỷ USD tính đến 21/8, hạng 23 thế giới và 3 châu Á,

Xem thêm
Lối thoát nào cho doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến với Temu ?
Lối thoát nào cho doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến với Temu ?

Sự thâm nhập của Temu là lời cảnh báo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không sáng tạo, đổi mới và thích ứng họ sẽ bị nhấn chìm trong làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt cần phải tìm cách tạo ra sự khác biệt, tận dụng lợi thế nội địa và phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo để giữ vững thị thường. Sau đây là 6 mô hình kinh doanh sáng tạo có thể giúp các doanh nghiệp Việt vượt qua thách thức từ Temu và giành chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt này.

Xem thêm
Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online mỹ phẩm chốt nhiều đơn
Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online mỹ phẩm chốt nhiều đơn

Bán hàng online mỹ phẩm mặc dù đem lại lợi nhuận cao nhưng đây cũng là mặt hàng có mức độ cạnh tranh cực kỳ cao. Tham khảo ngay các kinh nghiệm bán hàng online mỹ phẩm chốt nhiều đơn tại đây nhé.

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi