Tháp nhu cầu Maslow Marketing có vai trò như thế nào trong Marketing?

Tháp nhu cầu Maslow Marketing có vai trò như thế nào trong Marketing?
Admin
06-03-2024
Mục lục

Nhà tâm lý học Abraham Maslow thật uyên bác và tinh tế khi nghiên cứu rạch ròi về tâm lý con người.  Ông đã cho ra đời tháp nhu cầu Maslow trong marketing, được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực đời sống. Vậy tháp nhu cầu Maslow mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Tháp nhu cầu Maslow Marketing là gì?

Ông Maslow cho biết, nhu cầu của con người được phân thành hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản (Basic needs) và nhu cầu nâng cao (Meta needs). Ban đầu con người có nhu cầu thấp những cái cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ… Sau khi đã thoả mãn được nhu cầu thấp, con người sẽ dần chuyển sang nhu cầu cao hơn như nhu cầu được an toàn, tôn trọng, danh tiếng, địa vị, ăn chơi… Từ đây ông tạo ra tháp nhu cầu. 

Tháp nhu cầu Maslow trong Marketing là gì?

Tháp nhu cầu Maslow Marketing (hay Maslow’s hierarchy of needs) là lý thuyết động lực trong tâm lý học, gồm một mô hình 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người phát triển từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao hơn: sinh lý (physiological) -> an toàn (safety) -> quan hệ xã hội (love/belonging) -> kính trọng  (esteem) -> thể hiện bản thân (self – actualization). Trong 5 tầng trên, nhu cầu của con người sẽ đi từ đáy tháp đến đỉnh tháp. Nghĩa là khi nhu cầu dưới đáp ứng đầy đủ theo mong muốn, họ sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới cao hơn. Đồng thời, 5 cấp này GOBRANDING sẽ phân thành ba nhóm rõ ràng, riêng biệt: 

  • Nhóm 1 gồm nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn: Đây là nhóm nhu cầu cơ bản thấp nhất  đảm bảo con người có thể tồn tại được để hướng tới những nhu cầu cao hơn. 
  • Nhóm 2 gồm nhu cầu nâng cao mối quan hệ và nhu cầu được kính trọng: Khi nhu cầu ở nhóm 1 đã được đáp ứng con người sẽ muốn mở rộng các mối quan hệ của mình. Dần dần, họ lại muốn mình đứng đầu thiên hạ, lãnh đạo cả xã hội.
  • Nhóm 3 là nhu cầu thể hiện bản thân: khi mọi nhu cầu được đáp ứng con người bắt đầu muốn thể hiện mình. Điển hình ở nhóm nhu cầu này chính là các tỷ phú vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến mặc dù cơ bản nhu cầu của họ đã được đáp ứng đầy đủ, không thiếu thứ gì trên đời.
    • Ví dụ: Nhu cầu của một sinh viên ban đầu chỉ là muốn xin được việc, có một công việc ổn định là được. Sau thời gian, người này lại muốn lương cao hơn để đáp ứng nhu cầu ăn ở, làm đẹp, thể hiện bản thân với người khác. Sau đó, anh lại muốn mình được kính trọng, nể phục và dần dần anh cố gắng trở thành giám đốc một công ty. Khi trở thành giám đốc, anh chỉ ước có đủ lợi nhuận để duy trì công ty là được. Nhưng sau đó, anh lại có nhu cầu cao hơn muốn mở rộng thị trường, sản phẩm nên đầu tư tiếp,…

Các cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow

5 cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow marketing được phát triển theo thứ tự từ dưới lên trên, tương ứng với nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp hơn. Maslow cho rằng 4 nhu cầu đầu tiên xuất phát từ sự thiếu hụt nên sinh ra nhu cầu để lấp đầy mong muốn này (Basic needs). Tuy nhiên với nhu cầu số 5, nó không xuất phát từ sự thiếu thốn mà bắt nguồn từ mong muốn tự nhiên của con người là phát triển bản thân (Meta needs).

Có thể bạn quan tâm: Phễu Marketing là gì? 4 giai đoạn quan trọng của một Phễu Marketing

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con người có thể sống, tồn tại và hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu Maslow gọi là nhu cầu sinh lý.  Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu như  thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nơi ở… Khi những nhu cầu này được thỏa mãn con người mới có thể hoạt động và phát triển tốt hơn.  Đây là nhu cầu quyết định các nhu cầu bên dưới. Vì nó là nhu cầu cơ bản thiết yếu nhất. Nếu không có nhu cầu này thì sẽ không có nhu cầu khác.

Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs)

Nhu cầu tiếp theo mà tháp nhu cầu Maslow marketing đề cập ở tháp nhu cầu này chính là sự an toàn. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nhu cầu sinh lý giúp con người có thể sống sót được, thì tiếp theo họ cần một điều gì đó để đảm bảo duy trì và giúp họ an tâm hơn để phát triển.

Các nhu cầu đảm bảo an toàn gồm: về sức khỏe, tính mạng, tài chính,.. Nếu hai nhu cầu trên đáp ứng nhu cầu về thể chất, thì bắt đầu từ nhu cầu thứ ba này trở đi con người mong muốn hướng tới nhu cầu về tinh thần nhiều hơn.  

Nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs)

Khi những nhu cầu cơ bản của bản thân được đáp ứng đầy đủ; họ lại có nhu cầu về các mối quan hệ của mình như tình bạn, tình yêu, đối tác, đồng nghiệp… Nhu cầu này được thể hiện qua các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, người yêu, các câu lạc bộ,… Nhu cầu này giúp con người không bị cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống.

Cấp bậc về mối quan hệ tình cảm trong tháp nhu cầu của Maslow

Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

Tháp nhu cầu Maslow Marketing ở cấp độ này thể hiện nhu cầu của con người đề cập đến việc mong muốn được người khác coi trọng, chấp nhận. Họ bắt đầu nỗ lực, cố gắng để để được người khác công nhận. Nhu cầu này thể hiện ở lòng tự trọng, tự tin, tin tưởng và mức độ thành công của một người. Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow được chia làm hai loại đó là: 

  • Sự mong muốn danh tiếng, sự tôn trọng từ người khác
  • Lòng tự trọng đối với bản thân

Thông thường, những người đã nhận được sự tôn trọng, công nhận từ người khác sẽ có xu hướng tôn trọng bản thân, tự tin và hãnh diện về bản thân mình. Để đạt được nhu cầu kính trọng này, con người cần nỗ lực không ngừng, để đạt được những thành tích xứng đáng sẽ khiến người khác tôn trọng mình hơn.

Nhu cầu này được thể hiện rõ ràng nhất ở việc cố gắng thăng tiến trong công việc của những người làm việc trong môi trường cạnh tranh như các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self – Actualization Needs)

Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nó nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow Marketing . Khi bạn đã thỏa mãn được mọi nhu cầu của mình ở 4 cấp độ bên dưới, họ lại mong muốn thể hiện bản thân.

Nhu cầu này xuất phát từ mong muốn phát triển của con người. “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” – là câu nói thể hiện rõ nhu cầu này nhất của con người. Nghĩa là họ muốn được ghi nhận bằng những nỗ lực của bản thân, muốn cống hiến để mang lại những giá trị lớn hơn cho xã hội, cộng đồng.

Nhu cầu thể hiện bản thân nằm ở cấp bậc cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu này thường được thể hiện ở những người thành công. Họ tiếp tục phát huy tiềm năng, sức mạnh, trí tuệ của mình để cho người khác nhìn thấy và thán phục họ. Hầu hết những người này làm việc là để thỏa đam mê, đi tìm những giá trị thật sự thuộc về mình. Cho nên, nếu như nhu cầu này không được đáp ứng sẽ khiến con người cảm thấy hối tiếc vì những đam mê của mình chưa được thực hiện được như mong muốn. 

Nhu cầu này thể hiện ở việc người ta có thể từ bỏ một công việc mang lại địa vị cao, danh tiếng và mức lương hấp dẫn để làm những công việc mà họ yêu thích, đam mê.  Hầu hết trong mỗi chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này. Tuy nhiên, tùy vào mỗi cá nhân mà nhu cầu ít hay nhiều và trong từng giai đoạn nhu cầu sẽ khác nhau.

Một số điều cần lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow Marketing thể hiện rõ và đúng tâm lý nhu cầu của con người. Tuy nhiên, nó vẫn có những lưu ý sau:

  • Nhu cầu không nhất thiết phải “rập khuôn” như Tháp nhu cầu Maslow Marketing.
  • Theo mô tả của tháp nhu cầu Maslow Marketing , nhu cầu con người phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, Maslow cũng lưu ý rằng những nhu cầu này có thể không cứng nhắc như vậy, mà nó có thể thay đổi thứ tự linh hoạt tùy vào tính cách của mỗi người và từng hoàn cảnh cụ thể.
  • Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng. Hầu hết mọi người đều mong muốn nhu cầu của mình có thể tăng theo tháp nhu cầu Maslow Marketing. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhu cầu có thể bị gián đoạn do nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng được do điều kiện. Hoặc trong một số trường hợp, nhu cầu trước đây đã được đáp ứng nhưng do một số biến cố trong cuộc sống như ly hôn, mất việc, nợ nần… nhu cầu có thể được yêu cầu thực hiện lại. Hoặc cũng có một số người họ biết kiềm chế lại mong muốn của bản thân để hi sinh cho những thứ khác, khi đó Tháp nhu cầu Maslow Marketing bị đảo lộn.  Do đó, không phải bất kỳ người nào cũng có xu hướng phát triển theo cùng một hướng như  tháp nhu cầu Maslow Marketing, mà họ có thể bị dao động qua lại giữa các cấp nhu cầu trong tháp.
  • Nhu cầu cũ không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới mới xuất hiện. Theo ông Maslow, nhu cầu của một người không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới có thể xuất hiện. Nghĩa là khi một số nhu cầu cơ bản của con người được thỏa mãn ở một mức độ nào đó họ sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới. Có thể là do điều kiện không đủ để đáp ứng nữa hoặc vì bản thân cảm thấy đã đủ rồi. 

Những điều cần lưu ý về tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Ngoài 5 cấp bậc trên thì Tháp nhu cầu Maslow Marketing còn được mở rộng thêm 3 cấp độ khác, được gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc gồm:

  • Nhu cầu nhận thức (Cognitive): Nhu cầu về học hỏi, kiến thức, tò mò và hiểu biết.
  • Thu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): Nhu cầu về đánh giá, tìm kiếm vẻ đẹp về hình thức.
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence): Nhu cầu được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Ứng dụng tháp Maslow trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow marketing được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự. Tháp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được nhân viên mình đang mong muốn điều gì để dễ khai thác và quản lý hiệu quả nguồn nhân lực. Ngoài ra, tháp nhu cầu Maslow Marketing cũng hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng để có chiến lược marketing đúng đắn.

Cụ thể như sau: Hầu hết những nhà tiếp thị giỏi đều hiểu rằng, trước khi lên được một kế hoạch tiếp thị bài bản cần phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang mong muốn điều gì. Hay nói cách khác, họ cần phải hiểu được insight (nhu cẩu) khách hàng (customer insight). Khi làm được điều này, bạn sẽ hiểu được những điều mà khách hàng mình thích hay không thích điều gì để có chiến lược tiếp thị phù hợp.

Do đó, tháp nhu cầu Maslow Marketing được ứng dụng trong ngành này với những mục đích sau:

  • Định vị phân khúc khách hàng: Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau họ sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau dựa theo mô hình tháp Maslow. Cho nên bạn cần biết được nhu cầu của của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào để có cách tiếp thị phù hợp nhất.
  • Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải thông điệp: Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo chính là nghiên cứu hành vi khách hàng. Bạn cần biết được ở phân khúc này yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách, đó chính là: Sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng… Việc này sẽ giúp bạn trong việc nghiên cứu thông điệp phù hợp với nhu cầu khách hàng, giúp chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang người mua nhanh chóng hơn.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong ngành Marketing

Ví dụ: Khi bạn kinh doanh mặt hàng quần áo. Theo Tháp nhu cầu Maslow Marketing thì nhu cầu con người không chỉ đơn giản là có mặc. Mà còn phải đẹp, đúng mốt, hợp thời trang. Do đó, hiểu được nhu cầu này của khách, các nhà sản xuất sẽ phải nghiên cứu ra các mẫu quần áo mẫu mã đa dạng, đẹp mắt để phục vụ nhu cầu của khách. Khi khách hàng họ thấy đã đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của họ họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Từ đó, sẽ thu hút họ tim hiểu và dần dần qua nhiều chiến lược marketing của bạn, họ sẽ trở thành người mua. 

Như vậy, tháp nhu cầu Maslow Marketing có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu mục tiêu của khách hàng. Qua đó có chiến lược tiếp thị đúng đắn và phù hợp nhằm thu hút khách hàng đến với sản phẩm của mình. Giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng hơn. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng thì sử dụng tháp nhu cầu Maslow Marketing chưa đủ. Mà bạn cần dùng các thêm các công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ khác. Biglead là phần mềm chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng vô cùng chuyên nghiệp. Phần mềm ra đời dựa trên nghiên cứu về mong muốn của khách như Tháp nhu cầu Maslow Marketing.

Vì thế, sử dụng Biglead bạn sẽ yên tâm để có được lượng khách hàng thu hút và chuyển đổi thành người mua dễ dàng hơn. Để làm được điều này, phần mềm sở hữu nhiều tính năng CSKH thông minh như: Tự động nhắn tin, nhận diện khuôn mặt khách, tạo các mini game/ chương trình khuyến mãi, nhắn tin thương hiệu,…Bạn có thể tham khảo thêm Biglead tại đây. Nếu có nhu cầu sở hữu bộ phần mềm thông minh này, hãy liên hệ ngay hotline: 0982.442.109

Nếu bạn thích bài này
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về RM Facebook và cách đăng ký RM hiệu quả
Tìm hiểu về RM Facebook và cách đăng ký RM hiệu quả

RM Facebook là công cụ bảo vệ bản quyền rất hữu dụng cho các nhà sáng tạo nội dung, doanh nghiệp đang hoạt động trên nền tảng này.

Xem thêm
Cách đăng bài bán hàng trên Shopee qua 5 bước
Cách đăng bài bán hàng trên Shopee qua 5 bước

Nhằm đảm bảo việc đăng tải sản phẩm được thuận tiện và dễ dàng hơn Giúp bạn tạo được một gian hàng đúng quy trình và đẹp mắt nhằm thu hút khách hàng Chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn cách đăng bài bán hàng trên shopee qua bài viết sau đây

Xem thêm
Video Marketing là gì? Công thức 5A để tạo nên một video marketing thành công
Video Marketing là gì? Công thức 5A để tạo nên một video marketing thành công

Video là bằng chứng xác thực về độ khách quan, chân thật của sự vật, hiện tượng Vậy video marketing là gì, nó có vai trò như  thế nào đối với doanh nghiệp Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này VIDEO MARKETING LÀ GÌ? Video Marketing hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất là tiếp thị “sản phẩm” bằng video

Xem thêm
Gửi câu hỏi
Bạn đang gặp vấn đề gì trong kinh doanh?
Hãy gửi câu hỏi